Căn bếp vỏn vẹn chỉ 5m² được ông bố Sài Gòn cải tạo tiện dụng cho việc nấu nướng hàng ngày có chi phí hơn 2 triệu đồng

Từ căn bếp nhỏ chật hẹp, sắp xếp đồ đạc lộn xộn không dấu ấn, anh Khá đã “thổi hồn” cho không gian nấu nướng của gia đình bằng cách cải tạo lại với chi phí chỉ hơn 2 triệu đồng.

Tổng diện tích sàn toàn bộ căn nhà của anh Khá rộng 27m². Khu vực bếp rộng 5,5m². Ngôi nhà được anh Khá mua cách đây 3 năm đã làm sẵn các hạng mục.

Căn bếp được làm bằng mặt đá rẻ và kệ bếp cũng khá nhỏ. Chủ nhân ngôi nhà lại yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, ấm cúng nên làm thêm mặt gỗ để lên trên.

Vì diện tích và chi phí không nhiều nên anh chọn cách trang trí, cải tạo đơn giản và hiệu quả nhất cho căn bếp nhà mình.

Anh Mai Văn Khá là một người yêu thích nấu ăn. Bản thân anh là người không biết dùng từ ngữ mật ngọt trong hôn nhân nên căn bếp và những món ăn tâm huyết anh nấu cho vợ con chính là tình cảm, sự quan tâm của anh dành cho người thân.

Anh Khá chia sẻ: “Có thể căn bếp của mình không đẹp, nhìn cũng không gọn gàng, đồ đạc bày biện hết lên trên nhưng nó chất chứa rất nhiều tình cảm cũng như tâm huyết ở đó.

Vì thế mình nghĩ, bếp to hay nhỏ, đồ xịn hay bình dân, sang trọng hay không sang trọng, điều đó với mình cũng không quan trọng. Quan trọng nhất vẫn là nổi lửa hàng ngày để sưởi ấm, vun đắp tình cảm hạnh phúc gia đình”.

Căn bếp nhỏ chỉ hơn 5m2.
Không gian được thiết kế gọn gàng với các kệ gắn trên tường, phần tủ được lắp cánh gọn gàng bên dưới.
Căn bếp với mặt đá rẻ cùng cách sắp xếp lộn xộn trước khi cải tạo.
Đây cũng chính là hình ảnh căn bếp phổ biến ở nhiều gia đình nhà phố nhỏ hẹp hay chung cư có diện tích khiêm tốn ở Việt Nam.
Anh Mai Văn Khá đam mê nấu nướng nên đã dành thời gian và tâm huyết để cải tạo căn bếp của gia đình mình.

Căn bếp của anh được lựa chọn sắc xanh đậm cho những bức tường. Anh chọn cách sắp xếp đồ đạc, vật dụng nấu nướng ngay trên những bức tường. Dù trong quá trình nấu hay sau khi hoàn thành việc chế biến món ăn, căn bếp của anh vẫn giữ được sự gọn gàng nhờ thói quen “làm xong tới đâu lau dọn tới đó”, không để vết bẩn đến ngày mai.

Từ căn bếp cũ đơn giản, anh Khá tự mày mò thi công luôn để giảm tối đa chi phí. Những lúc rảnh rỗi, cũng nhờ căn bếp nhỏ này, anh rất vui khi chế biến các món ăn ngon cho bữa cơm gia đình, thích được mời bạn bè đến thăm nhà, thưởng thức các món ăn anh nấu.

Phía trên bồn rửa được lắp đặt kệ gỗ nhỏ và giá inox để cất trữ được khá nhiều đồ đạc như bát đĩa, rổ rá, cốc, chén…
Phía dưới là nơi được anh Khá gắn đinh treo xoong, nồi.
Khu vực để dao.
Anh Khá chọn màu xanh đậm làm màu nhấn cho căn bếp nhỏ thêm sinh động và bắt mắt.
Anh lắp đặt kệ bằng gỗ ép để làm nơi lưu trữ đồ đạc. Đây là một góc đựng gia vị gọn gàng giúp anh tiện lợi khi nấu nướng.
Khu vực ngay cạnh bồn rửa còn được đặt thêm chậu cây hương thảo.
Không gian đẹp ấn tượng.

Anh Khá cho biết thêm: “Nhà mình nhỏ, bếp mình bé thế thôi, nhưng được cái anh em bạn bè hay lui tới, vui chơi, giao lưu. Chỉ cần rảnh rỗi hay cuối tuần là luôn có người tới chơi, nên đồ dưới tủ có thể đủ điều kiện nấu ăn một lúc 30 – 50 người”.

Những đồ đạc sử dụng hàng ngày như dao, thớt, xoong, nồi… đều được anh Khá bày biện xung quanh khu vực bồn rửa và bếp nấu để tiện cho việc sử dụng và cất gọn sau khi nấu

Góc nhỏ là nơi ông bố trẻ yêu thích nấu nướng cho gia đình và người thân mỗi ngày.
Mỗi góc nhỏ đều được sắp đặt gọn gàng.
Không gian nhỏ nhưng không thể thiếu điểm nhấn từ thiên nhiên, cây xanh.
Kệ bằng gỗ ép được anh Khá lắp đặt giúp vợ anh có thêm nơi đựng lò nướng.
Góc đựng cốc chén. Mỗi góc nhỏ đều được tận dụng triệt để, hợp lý nhằm mang lại sự tiện lợi cho việc nấu nướng hàng ngày.

Theo anh Khá, nếu có cơ hội và điều kiện để đổi nhà to, bếp rộng thì anh vẫn sẽ giữ phong cách này, nhưng sẽ thiết kế tinh tế hơn, đồ xịn sò hơn, vì chỉ như thế, anh mới có thể cảm nhận được sự ấm cúng và tiện lợi của căn bếp. Quan trọng nhất với anh đó là căn bếp luôn ngăn nắp, gọn gàng, ngày nào cũng vào bếp chế biến những món ngon để tăng thêm hạnh phúc gia đình.

st.

Bài viết liên quan
Hotline: 0964 86.38.38
Facebook
Zalo: 0964863838